Quý vị khỏe không? (Dạ khỏe.) Thật hả? (Dạ.) Tôi nghĩ nếu hôm nay tôi mặc đẹp hơn, quý vị sẽ lắng nghe tôi. Có nóng quá không? (Dạ không.) Thật hả? (Dạ thật.) Giờ này vẫn ổn chứ? Nếu nóng quá, tôi sẽ thay đổi thời khóa biểu. Ví dụ, mình có thể thiền từ 4 giờ sáng đến 8 giờ sáng, sau đó đi ngủ. Thiền từ 4 giờ sáng đến 8 giờ sáng, đi ngủ, rồi buổi trưa thức dậy ăn trưa. Sau đó, tiếp tục ngủ đến 5 giờ chiều, vì lúc đó trời nóng hơn. Rồi 5 giờ chiều lại thức dậy ăn nữa, tắm rửa, sau đó chúng ta thiền từ 5 giờ chiều đến 5 giờ sáng hôm sau. Như vậy cũng được. Cười gì vậy? (Dạ được.) Vậy không tốt sao? Nhưng quý vị có thể... Ban ngày trời nóng quá; quý vị có ngủ được không? Hình như được hả? Tôi thấy tất cả quý vị đều thoải mái như vậy. Nên, tôi mặc đồ đẹp chút để giữ cho mắt quý vị mở. Vậy thì quý vị không ngủ được. Cứ như vậy. Tốt. Có lẽ, tôi sẽ xuất hiện mỗi nửa tiếng đồng hồ. Thì mắt của mọi người sẽ không bị... híp nhiều như vậy, ha?
Quý vị có thể nghiệm bên trong tốt hơn không? Không có hả? Chỉ ngủ ngon hơn thôi hả? Thôi, không sao. Đó chỉ là thói quen, không phải vấn đề lớn. Nhưng tại sao quý vị lại thích thiền tam? Thiền tam, thiền nhất, tại sao quý vị lại thích như vậy? Ngày thứ nhất, ngày thứ nhất đến. Thật vui khi gặp quý vị lần đầu trong kỳ bế quan. Lần đầu gặp nhau thật vui; cả hai chúng ta đều vui vẻ, nên vẫn ổn, vẫn có thể thoải mái, nhưng một lát sau, những tật xấu bắt đầu lộ ra, đâu đâu cũng thấy. Ngày thứ hai đỡ hơn một chút. Thấy đó, ngay cả Thượng Đế cũng cảm thấy hôm nay thoải mái hơn… nên thời tiết đã trở nên tốt hơn, phải không? (Dạ phải.) Tôi thấy tốt hơn một chút, chỉ một chút thôi.
Quý vị thấy dạy con người có dễ không? (Dạ không.) Quý vị có dạy chưa? Có không? (Dạ có.) Quý vị dạy ai? Dạy ai? (Dạ dạy con cái.) Dạy con cái à? (Dạ.) Con cái là dễ dạy nhất! (Nhưng cũng…) (Cũng không dễ.) (Dễ dạy hơn khi so sánh.) Không, con cái phải được dạy từ khi còn nhỏ, rồi khi lớn lên chúng sẽ tốt hơn. Có lẽ, khi đến trường trà trộn với những học sinh khác, với những đứa trẻ khác, thì chúng mới trở nên khác. Phải không? Đúng vậy không? Hay là chúng vẫn thế. Có phải chúng tự nhiên nghịch ngợm? Không biết hả? Thế khi quý vị còn nhỏ thì sao? Hồi còn nhỏ quý vị có ngoan không? (Dạ rất ngoan.) Ái chà! Nghe rồi, nghe rồi! Thật sự ngoan sao? (Dạ, rất ngoan.)
Có một anh người Đức đầu trọc. Anh ấy đâu rồi? Có phải anh ấy đã đi ngủ? Hay hôm nay quý vị đổi chỗ? Không đổi hả? Có một người trông giống nhà sư. Anh ấy về rồi à? Quý vị có nhìn thấy anh ấy không? Anh ấy có đang ngồi ở chỗ nào khác không? Ồ, anh ấy thấy nóng quá hả? (Dạ.) Anh ấy đi ngủ rồi hả? (Anh ấy đã dời tới đâu đó bên trong.) Anh ấy đi đến một nơi có bóng mát? Quý vị có chắc không? (Dạ khá chắc.) Anh ấy là người Đức hả? Người Anh? (Dạ người Canada.) Người Canada. Ồ, dĩ nhiên rồi. Ở đó rất lạnh. Tôi nghĩ ở đây họ chịu không nổi. Tôi thấy tội cho mấy người phương Tây.
Hôm nay, mọi người thấy đỡ hơn không? Quý vị ổn chứ? (Dạ ổn.) Cảm thấy đỡ hơn ha? (Dạ.) Thôi, được rồi. Hôm nay tôi sẽ để quý vị nghỉ ngơi sớm hơn. Tôi nghĩ mọi người ngồi đó ngủ cũng chẳng tốt gì. À, hôm nay là “Tết Đốn Ngộ” phải không? (Dạ Tết Đoan Ngọ.) “Đoạn Ngộ” hay “Đốn Ngộ” hay là “Đoạn Ngọ”? “Đoạn Ngọ” nghĩa là chúng ta không được ăn trưa. Là cái gì “ngọ”? Đoạn… (Đoan Ngọ.) “Đoan”. (“Đoan”.) (“Ngọ”.) “Ngọ”. (Tết.) Là “Tết”, phải không? Đây là nói về một người tên là Khuất Nguyên, phải không? (Dạ phải.) Nhưng một số người không đến tham dự kỳ thiền tam này. Họ không yêu nước phải không? Hôm nay là ngày lễ yêu nước, đúng không? Phải không? (Dạ hôm qua.) Hôm qua cũng vậy. Không đến tham gia kỳ thiền tam này là không yêu nước. Quý vị nên đến đây để cầu nguyện cho ông ấy, để giải thoát linh hồn của tên ngốc đó – à không! Giải thoát cho người yêu nước đó! Khuất Nguyên, đúng không?
Nhân tiện, để tôi kể cho quý vị nghe một câu chuyện. Tôi không biết đã kể cho quý vị nghe chưa; đó là về Khuất Nguyên. Ông Khuất Nguyên đó rất nổi tiếng. Ở Âu Lạc (Việt Nam), ông ấy nổi tiếng. Ai cũng biết ông ấy. Chúng tôi cũng có “Tết Đoan Ngọ”, Tết Đoan Ngọ. Nhưng đó không phải là ngày “Tết”, nên chúng tôi ăn đại gì đó thôi. Và rồi, trước đây ở đất nước chúng tôi, mấy chục năm hoặc mấy trăm năm trước, hơn một trăm năm trước, chúng tôi vẫn có… Không, không, mấy chục năm trước, vẫn còn một nhà vua, nhưng tôi không nói đến nhà vua nghỉ hưu gần đây.
Mấy trăm năm trước, có một nhà vua. Ông ta thực sự tệ hại – rất độc đoán, tự cao tự đại, rất tệ. Ông ta không thích một viên quan vì cách cư xử thẳng thắn của ông ấy. Ông ấy là người chính trực, thường khuyên bảo nhà vua làm điều tốt. Cho nên nhà vua ghét ông ấy. Một ngày nọ, nhà vua không chịu đựng ông ấy nổi nữa. Nhiều quan lại triều đình đã lên thuyền rồng để vui chơi và tận hưởng trên hồ thuyền rồng. Bá quan văn võ đã cùng lên thuyền, và họ… Những quan tham nhũng chuyên môn nịnh nọt nhà vua cũng không thích vị quan trung thành và ngay thẳng đó. Vì vậy, họ chế giễu ông ấy, nói nhiều điều vớ vẩn và châm biếm.
Cuối cùng, nhà vua không chịu nổi, nói: “Trẫm nghe nói rằng khanh có học thức cao, vì vậy khanh hẳn biết điều này. Là công dân tốt thì phải làm gì?” Ông ấy trả lời: “Chúng ta phải trung quân, ái quốc. Ai ai cũng biết điều đó. Không cần phải có học thức cao mới biết điều đó”. Nhà vua càng ghét ông ấy hơn, nên nhà vua nói: “Thế nếu khanh trung quân, có phải vua yêu cầu khanh chết, thì khanh sẽ đi chết? Đúng không?” Vua gài bẫy ông ấy. Vị quan trung quân lập tức trả lời: “Đúng, đúng, thưa Bệ hạ. Đúng vậy”. Rồi nhà vua nói: “Vậy, bây giờ trẫm ra lệnh cho khanh chết. Nhảy xuống nước chết ngay”. Ông ấy nhảy xuống nước ngay lập tức. Như vậy chẳng phải lợi hại hơn Khuất Nguyên sao? Lợi hại hơn Khuất Nguyên? Phải không? Có phải vậy không? (Dạ phải.) Không phải. Chết vô ích vậy để làm gì?
Rồi, tất cả văn võ bá quan chỉ đứng đó. Ồ, họ khóc rất to và rơi vài giọt nước mắt cá sấu. “Ôi! Thật đáng thương! Ông ấy đã chết rồi! Than ôi! Một người tốt như vậy, và ông ấy chết hay quá! Than ôi!” Như vậy đó. Rồi. Mọi người đều than khóc, đóng kịch. Sau đó, họ ném hoa giả, hoa nhựa, xuống nước để tiễn biệt ông. Ông dường như nghe thấy tiếng khóc thảm thiết của mọi người, nên lại ngoi lên mặt nước. Ông không nỡ lòng chết, nên ông ngoi lên bờ, toàn thân ướt như chuột lột. Nhà vua hỏi: “Hả? Khanh chưa chết à?”
Ông nói: “Dạ, thần vốn đã chết. Khi ở dưới đó, thần đã gặp Khuất Nguyên”. Nhà vua hỏi: “Làm sao khanh gặp được ông ấy ở dưới đó?” Ông nói: “Vâng, thực ra, ông ấy…” Nói sao... Tiếng Hoa nói “chết đuối” thế nào? (Dạ chết đuối.) “Ông ấy chết đuối ở đó, nên tất cả các vùng nước đều thuộc về ông ấy. Linh hồn ông lang thang khắp nơi. Ông thấy thần chìm xuống nên lập tức đến với thần. Ông còn trò chuyện với thần và bảo thần lên đây”. Nghe vậy, vua hỏi: “Tại sao ông ta lại bảo khanh lên? Trẫm ra lệnh cho khanh chết. Tại sao ông ta lại bảo khanh lên đây?” Vị quan trả lời: “Khuất Nguyên la thần rất nhiều. Ông ấy còn bảo thần là đồ ngốc. Vì khi còn sống, ông ấy đã gặp phải một ông vua xấu, nên ông ấy mới phải chết. Bây giờ thần có một nhà vua tốt, vậy tại sao thần phải chết? Thần nghĩ ông ấy la thần rất đúng, nên thần không thể chết, và đã quay trở lại”. Quý vị nghe chưa? (Dạ nghe.) Như vậy mới tốt, hiểu không? Nếu lúc đó ông ấy chết, tôi sẽ đánh ông ấy! Tôi sẽ không giải thoát cho ông ấy. Đó là một câu chuyện có thật, truyện của Âu Lạc (Việt Nam). Có vẻ như vị quan Âu Lạc (Việt Nam) thông minh hơn một chút.
Photo Caption: Người Hiền Kẻ Mạnh, Họ Nương Tựa Nhau Cùng Sống Vui Khỏe!