Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

‘Tất cả Vũ Trụ đều chấp thuận, và Thượng Đế ban Lực Lượng cho một vị Phật, để cứu vô số linh hồn. Đức Phật, Đại Minh Sư không chỉ là danh hiệu suông!’, Phần 2/10

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Phật không phải là một danh hiệu. Đó là một từ bao hàm công đức vô lượng, hy sinh, tình thương, khoan dung, từ bi bao la, và hơn thế nữa – cả trí huệ nữa. Đó không phải là một danh hiệu thôi. Nên cho dù Đề Bà Đạt Đa có tự phong danh hiệu “Phật”, hoặc bất kỳ đệ tử ngu ngốc nào theo ông ta và tán thành điều đó, ông ta chẳng có gì hết! Ông ta không có Lực Lượng của Phật. Đức Phật ban phước cho người ta; họ được giải thoát. Đề Bà Đạt Đa dụ dỗ người ta [đi theo]; họ đều xuống địa ngục cùng ông ta! Tất cả tín đồ nên nhớ điều này. Tất cả đệ tử, quý vị nên biết đẳng cấp của mình và không được làm hại người khác bằng cách khoe khoang quả vị [tâm linh] của mình khi quý vị vẫn chưa đạt đến quả vị đó.

Ông ta (Đề Bà Đạt Đa) không thể làm gì để giúp bất cứ ai. Ông ta còn không thể nhấc nổi một sợi tóc của một người từ xa trong cùng một khu vực, chứ đừng nói đến ở những quốc gia xa xôi khác. Nhưng chính Đức Phật, Đức Phật có thể làm tất cả điều đó. Ngay cả một số Bồ Tát cũng có thể làm rồi. Chúng ta có đủ loại truyện trong truyền thuyết Phật giáo, và tôi đã đọc rất nhiều cho quý vị rồi. Nó cũng tương tự với truyện dân gian của nhiều tôn giáo đáng kính khác. Chúng tôi cũng có rất nhiều. Tôi đã đọc cho quý vị nghe rồi. Cho nên không phải chỉ có một mình Đức Phật. Nhiều chư Thánh Hiền đã hy sinh vì tình thương, vì thương xót chúng sinh, và cũng vì Thượng Đế đã an bài Các Ngài xuống thế giới đau khổ, khó khăn để giúp đỡ những anh chị em khác trong hệ thống cấp bậc của Thượng Đế.

Không [chỉ] danh hiệu thôi – Trời ơi! Cho dù quý vị nghĩ mình là Phật, quý vị cũng chẳng là gì cả! Làm sao quý vị có thể là Phật khi không biết gì? Và đôi khi, quý vị có thể nương tựa vào hệ thống nào đó để có thông điệp từ Đức Phật, thí dụ vậy – nhưng nếu quý vị quá thấp, thì cũng không thể nghe rõ. Hoặc đẳng cấp thấp của quý vị sẽ chỉ thu hút ma quỷ, chúng hăm hở nuôi dưỡng cái NGÃ đầy tham vọng của quý vị bằng rác rến, rồi cười nhạo quý vị! Quý vị toàn nhầm lẫn; quý vị toàn nghe nhầm, và quý vị sao chép sai hết. Và rồi quý vị có thể truyền bá toàn là chuyện sai cho tất cả các tín đồ. Và tất cả cùng sai – đây mới là vấn đề. Bởi vì nếu chưa phát triển đủ cao về tâm linh, thì chúng ta làm nhiều điều sai trái.

“Trích từ “ĐỨC PHẬT ĐÃ ĐÚNG: Thời Mạt Pháp Có Thể Đã Rất Gần” PHẬT SỐNG ĐÃ BỊ BẮT: Sinh ra ở đất nước Nepal xinh đẹp huyền bí, nơi cũng là quê hương của Đức Phật. Cậu bé Ram Bahadur Bomjon từng được cả thế giới biết đến khi rời nhà đi tu năm cậu mới 16 tuổi. Với khả năng ngồi thiền bất động không ăn không uống trong sáu tháng liền, Bomjon được coi là nhà lãnh đạo tinh thần của Nepal. Thậm chí hàng ngàn người dân khắp nơi đã tìm đến cậu để diện kiến và đảnh lễ cậu, họ coi cậu như Đức Phật tái sinh và gọi cậu là “cậu bé Phật”. Thế nhưng, không ngờ 20 năm sau, nhiều người đã phải ngỡ ngàng khi nghe tin cậu bé Phật bị cảnh sát bắt giữ và kết án 10 năm tù vì tội xâm hại tình dục cùng nhiều cáo buộc ít ai ngờ. Bomjon, người thường được tôn thờ như Phật sống đã bị bắt giữ khi đang trên đường bỏ trốn. Và người đàn ông 34 tuổi này đã bị buộc tội lạm dụng tình dục với một bé gái vị thành niên. Bé gái này là người từng sống như một nữ tu tại Đạo Tràng của Bomjon. Cảnh sát cho biết họ đã theo dõi Bomjon và tiến hành bắt giữ anh ta khi đang cố gắng chạy trốn. Thông tin từ phía cảnh sát cho biết họ tịch thu hơn 10 điện thoại di động, năm máy tính xách tay và máy tính bảng, cùng 30 triệu Rupee Nepal, khoảng 225.000 đô và nhiều ngoại tệ khác trị giá 22.000 đô.”

“Trích từ: “NHỮNG NHÀ SƯ BỊ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO TRỪNG PHẠT”: Hôm 19/6, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã công bố quyết định kỷ luật sư Thích Chân Quang. Theo đó, ông không được thuyết giảng dưới mọi hình thức, không chủ trì tổ chức các sự kiện tập trung đông người tại Thiền Tôn Phật Quang và các địa điểm khác trong thời gian hai năm. Nội dung quyết định nói trên là từ thông báo của Ban thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Theo thông báo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhận được nhiều phản ánh từ Phật tử, nhân dân, báo chí… về việc những bài giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang gây hoang mang trong xã hội, gây phản ứng từ cộng đồng, làm suy giảm niềm tin vào Phật pháp và ảnh hưởng đến uy tín của giáo hội này. Nhà sư Thích Chân Quang nổi tiếng trên mạng xã hội với những phát ngôn gây “sóng gió” về nhân quả, các lời kêu gọi cúng dường, cũng như các phát ngôn chỉ trích những nhà sư khác. Trên các nền tảng như Youtube, Facebook, Tiktok, không khó để tìm được những phát ngôn gây tranh cãi của ông. Một số câu nói gây nhiều tranh cãi của nhà sư Thích Chân Quang bao gồm: “Phải tìm tiền mệnh giá cao và đưa cho thầy trụ trì. Ông thầy trụ trì mới làm được việc đạo nha”, “Tại sao ta lại được gương mặt đẹp như vậy? Bởi vì kiếp nào đó ta cũng tham dự lễ đúc tượng và ta cũng đã cúng dường”, “Người mà có tâm đạo cúng luôn cả cái nhà mình cho chùa luôn, dọn đi chỗ khác ở”, “Ai hát Karaoke nhiều, người đó có nguy cơ chết làm ma câm”. Nếu ông Thích Chân Quang có vi phạm thì sẽ xử lý nghiêm minh. Cũng theo tờ báo này, những phát ngôn của nhà sư Thích Chân Quang trong các video trên mạng xã hội không đúng với giáo lý, giáo luật, truyền thống văn hóa của Phật giáo và lịch sử của dân tộc Việt Nam, sửa đổi giới cấm trong chứng điệp quy y Tam bảo của Phật giáo.

Ngày 6/6, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành quyết định kỷ luật Đại đức Thích Nhuận Đức, theo đó ông này sẽ không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong vòng một năm. Theo giáo hội này, nhiều phát ngôn và thuyết giảng của sư (Thích) Nhuận Đức làm suy giảm niềm tin của xã hội đối với Phật giáo và Giáo hội. Một số phát ngôn gây tranh cãi của sư Nhuận Đức có thể kể tới như: “Có mấy bà niệm Phật mỏi chân, mấy bà mặc quần ống rộng, lúc phóng sanh thả chim, con chim chui vô quần bà”, “Mấy cô niệm Phật riết mấy cô đẹp quá, nên mấy cô ngồi trước mặt Nhuận Đức tự nhiên nhìn thấy mấy cô, chảy nước miếng”, “Khi cúng dường, không cúng thì thôi mà đã cúng thì cúng đồ ngon, thầy chùa chẳng lẽ không biết ăn ngon?”

Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng là người có nhiều phát ngôn, hành động và hoạt động gây xôn xao dư luận trong nhiều năm qua. Đầu năm 2024, Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã bị Giáo hội Phật giáo Việt Nam kỷ luật cảnh cáo khi tổ chức trưng bày “xá lợi tóc Đức Phật”. Chưa hết, ông còn bị UBND TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh phạt 7.5 triệu đồng (300 Mỹ kim) vì vi phạm Luật Tín ngưỡng, tôn giáo khi tổ chức sự kiện này. Sau (vụ) đó, trụ trì Thích Trúc Thái Minh và chùa Ba Vàng đã được yêu cầu không tổ chức các sự kiện giao lưu quốc tế tại chùa trong một năm. Trong nhiều năm qua, chùa Ba Vàng từng có nhiều hoạt động như cầu vong, giải nghiệp. Đặc biệt là những người muốn giải nghiệp phải đóng rất nhiều tiền. Các hoạt động này đã gây ra nhiều tranh cãi.”

Đó là lý do tại sao chúng ta phải thiền thật nhiều, khiêm tốn, biết ơn, cho tới khi Thượng Đế thực sự cho quý vị biết rằng quý vị là Phật. Và ngay cả vậy, công việc của quý vị không phải lúc nào cũng ra ngoài cứu độ người khác, tại vì quý vị không có đủ lực lượng. Có lẽ quý vị có thể cứu một, hai người; tùy theo quý vị có bao nhiêu công đức, bao nhiêu lực lượng trong “tài khoản ngân hàng” của mình. Và “tài khoản ngân hàng” đó đã được tích lũy ở đó không biết bao nhiêu đại kiếp. Do đó tất cả các Minh Sư đều phải tu hành đời đời kiếp kiếp, qua không biết bao nhiêu đại kiếp nếu các Ngài bắt đầu từ nguyên thủy. Không phải là quý vị đạt đến Cảnh giới Thứ Năm hay thậm chí thấp hơn một chút thì quý vị có công đức để cứu thế giới hay ít nhất một số người.

Nhiều người từng trải qua trải nghiệm cận tử đã trở về và họ thậm chí còn biết rằng đó là Cảnh giới Thứ Tư trong hệ thống Năm Cảnh giới mà chúng ta có, mà con người có thể đạt tới được. Không phải tất cả cảnh giới trên Thiên Đàng, Thiên Đàng cao hơn, mà con người có thể đạt tới được. Vì vậy, có một Cảnh giới Thứ Năm được thiết lập ở đó dành cho các vị Minh Sư. Nhiều Minh Sư phải nghỉ ngơi ở đó và chuẩn bị chính Họ nếu Họ được chỉ định sẽ là một Minh Sư. Rồi Thượng Đế sẽ ban cho Họ rất nhiều, vô số Lực Lượng để khi xuống xuống trần, Họ không bị giết hại ngay lập tức và Họ có đủ vốn để cứu độ những chúng sinh khác theo Lệnh của Thượng Đế cũng như theo nghiệp của các chúng sinh.

Nếu quý vị bước một bước, Minh Sư sẽ bước 99 bước với quý vị, tới quý vị, và giúp quý vị bước đi xa hơn. Vì vậy, dù chúng ta chỉ thiền như một phần mười thời gian trong ngày – hai tiếng rưỡi trong thời gian 24 giờ, thì đó là một phần mười – đó mới là thuế thập phân thực sự. Chứ không phải là số tiền quý vị phải đưa cho nhà thờ, chùa hay đạo tràng mới gọi là dâng phần mười một cách đúng đắn. Không, không, không. Không phải như vậy. Tôi chưa bao giờ nghe Lão Tử nhắc đến việc quý vị phải cho phần mười – một phần mười thu nhập hoặc một phần mười tài sản của quý vị, hay bất cứ gì tương tự. Không có. Có thể sau này ở một nước nào đó, khi họ đang túng thiếu, chiến tranh hoặc trong nạn đói hay gì đó, thì có lẽ Minh Sư nào đó đã bảo các đệ tử làm như vậy. Nhưng không phải để Ngài ăn, tiêu xài, hay là sống xa hoa.

Nhà tiên tri Muhammad, Bình An Đến với Ngài – trong Hadith, tôi đọc thấy rằng có lẽ Ngài nói với những người theo tu học rằng họ có thể cho đi, họ gọi đó là “Zakat”. Chỉ là một phần mười – giống như đem một phần tài sản, tiền bạc, của cải của quý vị đi làm từ thiện, để giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Khi Chúa Giê-su còn tại thế, Ngài không bao giờ xin tiền thập phân. Ngài chưa bao giờ yêu cầu bất cứ gì; Ngài đi chân đất và mặc quần áo rất đơn giản. Và khi Đức Phật còn tại thế, [Ngài] không đòi hỏi thứ gì như vậy. Nếu ai muốn đóng góp cho Tăng đoàn thì họ cứ làm. Nếu không thì Đức Phật sẽ dùng thần thông để biết kho báu ở đâu và bảo một số thí chủ của Ngài đi lấy nó, chẳng hạn như vậy. Nhưng không phải để Đức Phật sống xa hoa – không, Ngài sống trong một túp lều!

Người ta gọi đó là phòng xông hương, cũng giống như những căn phòng hay túp lều khác. Có lẽ nó biệt lập hơn một chút, không ở giữa Tăng đoàn hay công chúng. Nhưng đó chỉ là một căn phòng giống như mọi căn phòng khác mà họ có thể dành cho Tăng đoàn. Đôi khi, họ không có đủ phòng, nên Đức Phật còn hỏi – hoặc có thể Ngài không hỏi, nhưng một số đại đức, tu sĩ lớn tuổi đã đến đạo tràng nơi Đức Phật và Tăng đoàn, chư Tăng đang sinh sống, và ở đó không có đủ phòng. Do đó con trai Ngài, La Hầu La, phải đi ngủ trong phòng tắm. Chà, tôi hy vọng phòng tắm lúc đó tốt. Tội nghiệp La Hầu La. Đức Phật rất nghiêm khắc với Ngài, vì Đức Phật muốn Ngài trở nên xuất sắc, biết rõ phản ứng của thanh thiếu niên và trẻ em. Tôi cũng thấy tội cho người con của Đức Phật, vì Ngài còn nhỏ, và Ngài chỉ được ăn một bữa như bao người khác. Tôi thực sự cảm thấy tội cho La Hầu La. Nhưng đó là nguyên tắc. Đức Phật rất công bằng và chính trực. Ngài chưa bao giờ đối xử đặc biệt với ai cả.

Ngay cả A Nan – A Nan là thị giả thân cận nhất của Ngài, luôn rất gần gũi với Ngài, làm đủ mọi việc cho Đức Phật, thậm chí còn ghi nhớ tất cả các câu chuyện, tất cả các bài giảng của Đức Phật – Đức Phật cũng không đối xử đặc biệt với Ngài. Và A Nan cũng không muốn được đối xử đặc biệt. Cho nên trước khi hội chúng biểu quyết bầu Ngài làm thị giả riêng cho Đức Phật, Ngài đã yêu cầu một số điều kiện trước khi chấp nhận. Như, trước khi Ngài nhận chức thị giả của Đức Phật, Ngài đã nói với hội chúng rằng Ngài không được phép lấy quần áo còn lại của Đức Phật hoặc được cúng dường cho Đức Phật và Đức Phật muốn bố thí chúng. Hoặc Ngài không thể ăn từ bát khất thực của Đức Phật, tại vì trong bát khất thực của Đức Phật có những món ngon, hoặc có thể là đồ ăn gia trì, và tất cả những thứ tốt lành đó. Cho nên, Ngài không muốn ăn từ bát của Đức Phật, chẳng hạn như vậy – nghĩa là Ngài muốn hội chúng biết và chấp nhận điều kiện của Ngài, rằng Ngài không muốn trục lợi từ địa vị thị giả của Đức Phật, tại vì địa vị đó rất quan trọng. Đó là địa vị duy nhất. Và A Nan đã nhận được địa vị đó, tại vì Đức Phật quý mến Ngài. Không phải là Đức Phật ưu ái Ngài. Chỉ là Họ đã có duyên với nhau từ vô số kiếp rồi.

Nếu quý vị đọc truyện Phật giáo, quý vị sẽ biết Đức Phật và A Nan thường ở bên nhau, đời đời kiếp kiếp, cùng nhau làm nhiều việc vì lợi ích của chúng sinh, mặc dù vào lúc đó, Đức Phật chưa được biểu hiện một cách công khai là Đức Phật. Nhưng Đức Phật đã là Phật từ lâu, lâu lắm rồi. Đề Bà Đạt Đa cũng đã ở bên Đức Phật từ lâu rồi, nhưng luôn ở đó chỉ để làm hại Đức Phật, cản trở Đức Phật, gây rắc rối cho Đức Phật thành Phật. Hoặc, khi Đức Phật đang trên con đường hướng tới Phật quả, Đề Bà Đạt Đa luôn luôn ở đó, bằng cách nào đó, trong bóng tối hoặc ở đâu gần đó, để làm hại Đức Phật. Và ông ta còn làm nhiều việc khác như phỉ báng Ngài, tuyên truyền xấu về Đức Phật và tuyên truyền tốt cho chính ông ta, Đề Bà Đạt Đa, thí dụ vậy.

Có lẽ chỉ là một hệ thống ở thế gian này rằng ai trở thành Minh Sư thì luôn có một số thuộc hạ của ma vương được chỉ định ở gần Ngài, bên cạnh Ngài để cản trở Ngài, gây địa ngục cho cuộc đời cũng như sự thành tựu tâm linh của Ngài. Làm Phật ở thế gian này rất khó. Không phải Đức Phật chưa thành Phật, mà chỉ là Ngài phải giáng phàm và gieo duyên với các chúng sinh khác thì mới trở lại thành Phật, rồi khi có đủ Lực Lượng thì Ngài mới có thể giải thoát họ. Đó là lý do. Thành ra một số Minh Sư cứ đi lên đi xuống – từ Niết Bàn trở lại Trái đất rồi quay về Niết Bàn – và chịu đựng rất nhiều, rất nhiều, vô vàn đau khổ khôn xiết. Nhưng không ai có thể nhìn thấy… không nhiều.

Photo Caption: Kho Tàng và Vẻ Đẹp Hào Hùng. Trong Lòng Lịch Sử!

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (2/10)
Xem thêm
Video Mới Nhất
35:22

Tin Đáng Chú Ý

123 Lượt Xem
2024-12-21
123 Lượt Xem
2024-12-21
196 Lượt Xem
38:04

Tin Đáng Chú Ý

158 Lượt Xem
2024-12-20
158 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android