Thuở ban đầu rất vui, vì tôi còn quá trẻ và thơ ngây. Xuất gia mới ra lò, chẳng sợ gì cả, chẳng biết gì cả! Thế mà tôi vẫn còn sống! Thượng Đế bảo vệ người thơ ngây! Hồi đó tôi thật vô tư. Tưởng tượng xem? Thật sự, giống như thời Đức Phật vậy, và giờ là cuối thế kỷ 20 rồi, người ta xây nhà chọc trời, lên cung Trăng này nọ, mà chúng tôi vẫn còn quanh quẩn trong mấy chiếc lều, đầu thì cạo trọc, lại sống trong rừng, (BBQ) nướng khoai. Có tin nổi không? Và nghĩ đời sống đó là đẹp nhất! Bây giờ tôi vẫn nghĩ vậy!
Ôi, Trời ơi, tôi nghĩ đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất đời tôi, từ trước tới nay. So với tất cả cao ốc, chánh điện rộng lớn, nhà cửa rộng rãi, to lớn hay bất cứ gì. Chưa bao giờ tôi thấy vui như vậy, nói thật quý vị hay. Lúc đó, chúng tôi chỉ cần ngày một hoặc hai bữa cơm, không cầu kỳ chi cả.
Đôi khi không có dụng cụ, chúng tôi chỉ dùng một phiến đá... (Đá phiến.) Đá phiến? Loại phẳng? Phải, chúng có rất nhiều bên sông, có vài miếng không phẳng lắm, nhưng chặt ra được, đập ra, rồi làm cho nó phẳng một chút. Hơi hơi phẳng, không quan trọng, ai để ý. Rưới chút dầu ăn lên, xèo... xèo! Thế là xong, rồi ăn thôi! Hoặc chỉ nướng (BBQ thuần chay) hoặc nấu gì đó, dùng dụng cụ nho nhỏ... Nấu một, hai nồi, mọi người ăn chung với nhau. Sau đó còn ăn tráng miệng nữa! Vì trong lúc nấu ăn, nấu cơm, rau củ này nọ, thì mình vùi khoai lang trong than nóng, tro nóng. Sau khi nấu nướng, ăn uống xong xuôi, lấy khoai lang ra thì cũng vừa chín tới, ăn như món tráng miệng.
Lúc đó, tôi còn làm rượu (không cồn) nữa. Có nhớ rượu thuần chay (không cồn) không? Không biết quý vị có biết không. Tôi nghĩ là không... Quý vị là thế hệ khác rồi! Tôi làm rượu (không cồn) từ nước trái cây và thảo mộc, ngon tuyệt!
Đó là đời sống của chúng tôi lúc tôi mới bắt đầu sứ mệnh. Còn bây giờ thì không biết, tôi mất thị thực vào Đài Loan (Formosa). Không phải mất... nhưng lúc đó tôi được thường trú, mỗi năm cần phải gia hạn giấy tờ. Nhưng có một lần tôi ra nước ngoài, trở về không kịp. Lúc đó có một số người không thích [tôi] vì người nhà của họ theo tôi. Họ làm việc tại nơi có chức vị cao, nên khó cho tôi xin gia hạn chiếu khán. Bởi vì có vài thân nhân của họ theo tôi xuất gia. Dù những người này đã lớn rồi, trưởng thành rồi, nhưng người nhà họ không thích. Nên bây giờ tôi mới ở đây. Lúc đó, tôi không xin được thị thực để trở về. Tôi có thể trở về, nhưng chỉ ở được hai tuần hoặc cỡ đó thôi, hoặc phải nộp đơn xin thị thực, rồi ở lại một tháng hoặc… Tôi không thể bận tâm nữa. Đó là nhiều năm về sau và... A, không biết sao...
Thuở ban đầu rất vui, vì tôi còn quá trẻ và thơ ngây. Xuất gia mới ra lò, chẳng sợ gì cả, chẳng biết gì cả! Thế mà tôi vẫn còn sống! Thượng Đế bảo vệ người thơ ngây! Hồi đó tôi thật vô tư. Tưởng tượng xem? Thật sự, giống như thời Đức Phật vậy, và giờ là cuối thế kỷ 20 rồi, người ta xây nhà chọc trời, lên cung Trăng này nọ, mà chúng tôi vẫn còn quanh quẩn trong mấy chiếc lều, đầu thì cạo trọc, lại sống trong rừng, (BBQ) nướng khoai. Có tin nổi không? Và nghĩ đời sống đó là đẹp nhất! Bây giờ tôi vẫn nghĩ vậy! Dĩ nhiên là nhiều người thích lối sống đó, nên họ theo tôi. Không biết sao tôi nuôi nổi cả một nhóm người như vậy. Tôi đâu có đồng nào! Sao làm được vậy? Tôi cũng quên rồi.
Chắc cũng có làm chi đó, như là trồng rau, làm giá đỗ, rất dễ. Kiểu lười mà! Tôi để nó trong bồn tắm: lau bồn sạch sẽ, lót bên dưới một ít vải, vải thưa, gì cũng được, hoặc mùng mà chúng tôi có, rồi rải đậu xanh lên đó, một lớp, rồi một lớp nữa, cả bồn tắm đầy đậu xanh. Sau đó cứ lấy ra từng lớp giá đỗ đem đi bán. Cả bồn tắm đầy đậu xanh, rồi nó thành giá đỗ. Tưới nước mỗi ngày từ vòi, rất dễ, rồi một tuần sau hoặc khoảng đó, tôi cũng không nhớ… một ngày nào đó nó mọc, rồi bán từng lớp một. Lớp trên lớn hơn, bán trước. Giá đỗ rất dày, lớn, thì tôi bán. Thế thôi!
Một số họ (người xuất gia) mang theo một ít tiền, nên họ tự nuôi thân. Có người không có gì cả. Chúng tôi thường có một cái hộp sắt nhỏ, có bao nhiêu tiền thì bỏ hết vô đó. Ai cần chi tiêu cho việc gì đó, thì lấy ra dùng. Rất đơn giản. Chúng tôi biết mình không có nhiều nên cũng không lấy nhiều. Không thể nào tin nổi! Vậy mà vẫn sống sót! Chúa ơi! Thậm chí sống sót với dòng sông đó! Vì mùa hè là mùa mưa; trời có thể mưa nhiều. Chúng tôi cắm trại ở đó một thời gian lâu, thế mà chẳng có gì xảy ra. Trời ơi, chắc vì thần mưa tội nghiệp quá, nên cầm nước mắt... Hoặc có lẽ ổng đi chỗ khác, khóc thầm, nên không còn nước mắt cho Đài Loan (Formosa) nữa! Khóc công khai mắc cỡ lắm, nên ổng trốn đi khóc chỗ nào đó, về tới Đài Loan (Formosa) thì ổng hết nước rồi, cho nên trong suốt thời gian đó chúng tôi không có vấn đề gì hết. Nước sông giúp chúng tôi, củi thì trong rừng... Thật là tự tại! Hoàn toàn tự do! Tôi không còn có kiểu tự do như vậy nữa.
Lúc đó, mặc dù có nghe nói một số đoàn thể tôn giáo không thích chúng tôi vì chúng tôi còn mới, họ không biết chúng tôi đang làm gì. “Sao lại tức khắc khai ngộ?” “Cái gì? Sao được?” Họ tu hành cả đời, ngồi đến muốn rụng bàn tọa mà vẫn không biết khai ngộ là gì, còn tôi, một cô gái trẻ, nhỏ con như vậy, chẳng biết từ đâu tới, lại nói: “Tức khắc khai ngộ, ngay bây giờ!” Ôi, họ chịu không nổi. Nhiều lúc họ gây rắc rối, nhưng tôi vẫn bất bại, tôi có nói rồi, tôi không biết “rắc rối” nghĩa là gì! Tôi không tin có điều gì như thế. Họ nói sao cũng được, tôi mặc kệ. Tôi không tin là có điều đó! Tôi tin vào lòng tốt của tôi. Quý vị hiểu không? Tôi không thể tin là có người không hiểu rằng tôi tốt! Thế thôi! Rất tự tin! Nhưng trần gian đã cho tôi thấy khác… Sau 20 năm, mình biết khác một chút.
Trời ơi, đó là khoảng thời gian tuyệt vời. Hồi đó tôi quá ngây thơ, không biết rắn hổ mang và vịt khác nhau chỗ nào. Có lẽ không khác! Vì tôi thường sống trên núi, nên chỗ nào cũng thấy rắn! Bên Ấn Độ nơi nào cũng có rắn. Rết, bò cạp ngủ chung với tôi. Trên giường, khi tỉnh dậy, có khi thấy nó bò xung quanh, hoặc dưới gối. Không nói đùa đâu, có xảy ra cho tôi rồi! Không phải là tôi không biết nó độc, vì nó đã cắn hàng xóm của tôi, và cô ấy bị sưng vù, phải đi cấp cứu gấp. Tôi biết là mấy loài đó rất độc, nhưng làm sao bây giờ? Tôi có bấy nhiêu thôi, chỉ có mấy loài đó làm bạn, không có chúng ở đó thì còn cô đơn hơn nữa.
Nhiều khi... Bây giờ nhìn lại, không sao tin nổi: Tôi thật sự bất bại, gần như khờ dại! Có ai làm vậy đâu! Quá trẻ, thân gái một mình, đi trong rừng ban đêm, không đèn pin – không đủ tiền mua! Vậy mà cũng thấy đường đi! Không giống như đường xá ở đây, mình lần mò đi cũng được. Vì có khi tôi tới chùa nào đó, gặp vị thầy hoặc đạo sĩ “yoga” nào đó, thì tôi quên cả giờ giấc, khi ra về thì trời đã khuya! Vậy mà tôi vẫn về được tới nhà! Có tin không? Trời không trăng không sao gì cả! Làm sao về tới nhà được? Bây giờ tôi cũng không nhớ hồi đó sao làm được, thế mà tôi đã làm được. Bây giờ tôi cũng còn ngạc nhiên, là đã làm mấy chuyện khờ dại đó. Ngủ dưới đất sình lầy này nọ! Tôi chỉ có một cái túi ngủ với hai bộ đồ như pyjama, như đồ punjab của Ấn Độ, một cái áo thụng mỏng manh, bằng vải cotton rẻ tiền, rồi quần, thế thôi, vậy mà vẫn sống sót! Làm sao tôi làm được như vậy? Ý nói, chỉ là thân gái! . Tôi làm điều đó ra sao, cũng quên rồi. Chắc là sắp xếp khéo!
Nhưng chưa bao giờ tôi thấy tự tại hơn thời gian đó, thời gian cắm trại bên bờ sông. Khí hậu ở đó tốt hơn ở đây. Miền nam Đài Loan (Formosa). À, đôi khi cũng rất lạnh, nhưng tôi không biết, chúng tôi vẫn ổn. (Ít mưa hơn ạ?) Hả? (Ít mưa hơn ạ?) Có lẽ mưa ít hơn, nhưng chúng tôi có lều, nên không thành vấn đề. Bốn người ở chung thì nhiệt độ cao, nên dù có ướt cũng mau khô. Phép màu mà! Thỉnh thoảng đi lang thang từ chỗ này sang chỗ khác. Đúng là đời sống du mục! Phải, không thể ở được chỗ nào quá lâu. Có khi vì những lý do khác nhau, hoặc có người bảo chúng tôi đi nơi khác, nên chúng tôi không muốn làm phiền họ. Rồi sau này, nhiều người biết tôi hơn, thì thỉnh thoảng họ mời tôi tới nhà. Nhưng tôi có đông người quá, 20, 30, 40 người – chà, làm sao vô được? Không muốn làm phiền họ, chúng tôi đã giữ nguyên tắc rồi, là không làm phiền người khác, nên cứ cắm trại ngoài trời, tối đến thì đi thuyết pháp.
Ngay cả mấy lần đầu tôi thuyết pháp, trong hội trường lớn, rất nhiều người đến dự. Ai cũng thích rồi, thì họ nói: “Ôi, Sư Phụ này, Sư Phụ kia”. Họ tưởng tôi có chùa như mọi người khác ở Đài Loan (Formosa). Đi giảng như vậy thì chắc là phải có chùa, có nhiều đệ tử theo rồi. Họ đâu có biết là tôi ở lều bên bờ sông, nướng khoai lúc nửa khuya trong đêm giao thừa. Tôi chẳng cảm thấy có gì khác biệt. Chẳng thấy mình nên có chùa chiền hay là gì đó, không cảm thấy gì hết! Chỉ cảm thấy tuyệt vời, bình thường. Cũng giống như quý vị cảm thấy mình có nhà, có việc làm, thế thôi. Có người bí mật theo dõi chúng tôi, họ cảm thấy: “Ồ, lạ vậy! Sao Minh Sư này không có chùa chiền gì cả, rồi còn ngủ lều, và nướng khoai!” Bởi vì hôm đó chúng tôi không có thức ăn, không có thức ăn tươi hay là chất đạm gì cả. Chúng tôi không nhận cúng dường, thậm chí hồi đó đã như vậy rồi. Cho nên chúng tôi có cái gì thì dùng cái đó, không xài hơn. Rồi chúng tôi mua khoai, cam, cái gì cũng mang ra nướng, mía, cam, táo, khoai – ngọt và không ngọt. Đời sống thật tự tại, Trời ơi! Bao giờ tôi được sống như thế nữa? Tôi sẽ thích như vậy nữa không? Tôi cũng không biết. Có lẽ lớn, chín chắn hơn rồi há? Tôi không chắc, không chắc lắm. Lúc đó, tôi chỉ muốn được đơn độc!
Đa số, mỗi lần... Dù sau khi có đất đai rồi, chúng tôi cũng mỗi người một chiếc lều riêng. Chà, đó là đời sống xa hoa quá rồi! Lại có sàn nâng khỏi mặt đất, [nghĩa là] tre buộc lại với nhau rồi đặt lều lên trên, không phải để bằng phẳng dưới đất như bên bờ sông trước kia. Lúc đó chúng tôi ở trên núi, không được bằng phẳng, nên phải làm như một cái bục, vì núi không phẳng. Thầy trò đều được nâng cao. Bây giờ họ còn thoải mái hơn nữa. Mỗi người một cái động. Quý vị có biết mấy hang động ở Miaoli không? (Dạ không. Dạ có.) Không ai biết hả? (Con thấy rồi.) Thấy rồi hả? Có vô trong đó lần nào chưa? (Con chỉ thấy bên ngoài.) Không vào được hả? Họ không cho hả? (Con chỉ đứng ngoài cửa [động], và thế thôi.) Anh không muốn vào. Dĩ nhiên là không cần thiết.
Mỗi người làm một hang động theo ý thích của họ, có nước, bồn rửa mặt, cửa thông gió bên trên. Tôi cũng có một cái. Sống trong hang động ở Đài Loan (Formosa) hơi ẩm thấp một chút, nhưng bây giờ họ có máy khử ẩm, hang động có máy lạnh, máy khử ẩm, nhiều lúc buồn cười... Rồi máy sưởi này kia. Thậm chí lúc đó, sau khi có ngọn núi đó rồi, chúng tôi vẫn chưa làm hang động. Tôi luôn ao ước được đi một mình vào nơi hoang dã. Nên có khi tôi mang cả nhóm theo, có khi tôi đi một mình với một, hai người. Tôi đã kể quý vị nghe rồi, tôi thường hay vào một cái động kia cho tới một ngày nọ, một cái cây rơi xuống phía trước, chắn cả cái động đó. Vô cũng được, nhưng phải bò dưới mấy cành cây... Tôi nghĩ: “Thôi được, nếu ngươi không muốn ta vào đó nữa thì thôi, chấm dứt”. Và thực sự… Tôi chưa bao giờ trở lại đó nữa. Chưa bao giờ trở lại Đài Loan (Formosa) nữa, từ dạo đó. Chuyện xảy ra chỗ này chỗ nọ, và rồi tôi kiểu như cắt đứt.
Nhưng tôi nhớ đó là khoảng thời gian tự tại nhất, hạnh phúc nhất. Trời ơi, thật sự vui sướng! Rất là vô tư. Không cảm thấy gánh nặng hay là phiền não gì cả. Chúng tôi sống ba, bốn trăm người, hoặc ít nhất cũng hơn hai trăm người, nhưng cảm thấy như một. Giữa chúng tôi không xích mích, không căng thẳng, không gì cả. Người thì nấu ăn, người thì đợi, người ngồi chảy nước miếng, mỗi người mỗi việc. Có người thì đan, người thì dọn lều sạch sẽ, hoặc làm bất cứ gì. Có người ra ngoài mấy tảng đá ngồi đó, người thì vào bụi rậm, người thì nằm võng, tùy theo. Thời gian đó thật là hạnh phúc. Cho nên, mặc dù sau khi có đất đai, có lều ổn định hơn, đất đai ổn định hơn, hang động vững vàng hơn, ngay cả nhà cửa lâu bền hơn, tôi vẫn không bao giờ vui như thế.