(Ờ, hồi con đã truyền Tâm Ấn từ 14 năm nay. Lúc đầu đó, lúc đầu đó con thường hay nằm mộng thấy Sư Phụ. Thấy như một người mẹ hiền vậy đó. Và cứ hiện ra ở trong nhà ở vài giờ trong nhà rồi biến mất, cứ thấy thường như vậy rồi bây giờ đó thì không thấy nữa. Là nghĩa gì?) Không phải không được, nhưng mà mình qua giai đoạn khác. (Qua giai đoạn khác.) Ờ. Rồi chừng nào cần thiết thì, mà Sư Phụ lúc nào cũng bên mình, nhưng mà cần thiết thì mới hiện ra còn không cần thì khỏi hiện nữa.
Đằng sau? (Con kính thưa Sư Phụ, con nói tiếng Việt hay nói tiếng Pháp.) Được, nói sao. Nói tiếng Việt đi. (Tiếng Việt.) Tại người Việt nói tiếng Việt cho rồi. (Ờ, hồi con đã truyền Tâm Ấn từ 14 năm nay. Lúc đầu đó, lúc đầu đó con thường hay nằm mộng thấy Sư Phụ. Thấy như một người mẹ hiền vậy đó. Và cứ hiện ra ở trong nhà ở vài giờ trong nhà rồi biến mất, cứ thấy thường như vậy rồi bây giờ đó thì không thấy nữa. Là nghĩa gì?) Thì đủ rồi thấy hoài rồi thôi, để người khác thấy. (Nghĩa là bây giờ không có được thấy nữa.) Không phải không được, nhưng mà mình qua giai đoạn khác. (Qua giai đoạn khác.) Ờ. Rồi chừng nào cần thiết thì, mà Sư Phụ lúc nào cũng bên mình, nhưng mà cần thiết thì mới hiện ra còn không cần thì khỏi hiện nữa. Hiểu chưa.
(Dạ, còn nói về Âm Thanh [Thiên Đàng nội tại] đó, có nhiều khi không có quán Âm Thanh mà vẫn nghe ở phía bên mình, mà nghe nhỏ.) Tốt. (Cái đó là cái bệnh hay là...) Không, không, không. (Không phải là cái bệnh.) Bệnh gì đâu. (Nhiều khi người ta nói cái lỗ tai mình nó lùng bùng.) Không phải cái đó, lùng bùng là khác. (Không phải lùng bùng.) Không, không phải. Lùng bùng là khác. (Cái đó là tốt hay là xấu?) Tốt.
(Bây giờ con muốn nói cái thể nghiệm. Nói hai thứ thể nghiệm.) Nhiều lắm hả. (Hồi hôm kia đó, Sư Phụ dạy nói (Món Quà) đó. Sau khi Sư Phụ nói rồi con lặp lại nhiều lần vậy đó. Hồi lúc đầu, hồi lúc đầu đó thấy nhức lưng nhức mỏi hết tùm lum. Con đọc chừng mười lần, bảy lần, mười lần thấy tự nhiên không có còn nhức nữa. Là cái đó là cái cớ gì?) Cái gì? Còn hỏi nữa. Chu cha. (Cái đó là cái thể nghiệm hay là…) Thôi mà hỏi kiểu này ai trả lời cho được. Khó quá đi. Khó quá, Sư Phụ trả lời không được. Có ai trả lời dùm ổng không? (Tự nhiên nó không còn nhức mỏi nữa. Lực gia trì mạnh quá.) Trả lời dùm ông đó đi, Sư Phụ bí rồi. (Con thì nghĩ là lực gia trì mạnh quá rồi nó rửa nghiệp.) (Rồi bây giờ cũng không thấy nhức mỏi nữa.) Chứ muốn nhức lại hay sao mà hỏi hoài vậy. Rồi, rồi.
(Bây giờ nói cái thể nghiệm khác. Hồi lúc mà Sư Phụ mới sang Pháp một lần đầu tiên đó, hồi tháng tư, [năm] 1993 đó,) Ừ. (thì có một số người đồng tu ở bên Mỹ sang, qua ở nhà của con. Thì lấy điện thoại để đi theo Sư Phụ đó. Rồi tới chừng họ trở về bên Mỹ đó, mấy người đồng tu ở bên Mỹ qua, tới chừng họ trở về Mỹ đó, họ có gởi một món quà. Món quà, một thùng đồ ăn, đồ [thuần] chay, thành ra con phải đi lãnh ở Gaulle, ở phi trường Gaulle đó. Cái ông “douanier” (hải quan), ông mới nói không cho lãnh. Cái này, tại vì cái này) Đồ ăn. (là đồ ăn, thì cái đồ hư thúi, ông không cho. Thành ra ông nói, ông đem giục thùng rác. Thì con bắt đầu, con niệm Năm Câu, niệm trong lối 15 phút. Thì tự nhiên … Tại vì ông có cái công chuyện gì ông đi làm đó, rồi cái ông trở lại, ông mới nói: “Thôi, bây giờ cho lấy, nhưng mà phải đóng thuế”.) Rồi. (Con bắt đầu niệm một lần thứ nhì nữa,) Rồi ổng cũng khỏi thuế luôn. (Ông đi làm công chuyện gì đó, Chừng 5 phút, 3 phút gì đó, có một bà “douanier” (hải quan) trở lại, bả nói: “Thôi lấy đi, không có trả gì nữa hết trơn”. Cái đó nghĩa là, có thể gọi là thể nghiệm không?) Trời ơi, cứ hỏi hoài! Biết rồi hỏi hoài. Thì mình sức gia trì vậy rồi còn đòi gì nữa? Hỏi hoài. Hả? Tu hành vậy, có muốn gì được nấy, còn đòi gì nữa? (Dạ.) Mỗi ngày mình tu hành thêm thì có sự giúp đỡ mà, ha.
(Dạ, bây giờ còn cái nữa. Là cái Năm Câu của Sư Phụ dạy đó. Con tìm hiểu cái nghĩa lý của Năm Câu đó, có thể con gọi là con hiểu Năm Câu đó bằng một cách khác, không biết Sư Phụ có cho con nói ra không?) Thôi. Hiểu gì để tự mình đi. Có gì đâu mà phải hiểu, mấy câu đó khỏi cần hiểu cũng được, để bảo vệ cho mình thôi, để mình lên thôi, khỏi cần tìm hiểu cho nhiều. Ba lo đi tu đi cho rồi, đừng có lo mấy cái chuyện. (Thôi dẹp qua.) Dẹp đi. Dẹp nhiều gánh nặng càng tốt. Thôi, cho miếng kẹo [thuần chay] nè. Miếng kẹo đặc biệt nè. (Dạ, cảm ơn Sư Phụ.)
Đây này! Người kế. Cái này. Của bác. Có phải bác không? Bác muốn không? (Dạ.) Nó nửa Pháp, nửa… (Nửa Hoa.) Sau khi Tâm Ấn năm 1993, con muốn làm việc cho Sư Phụ nhưng vì con có hộ chiếu Trung Quốc nên không thể đi Đài Loan (Formosa). Tôi hiểu. (Và bây giờ con có hộ chiếu Pháp, nhưng con đã nhiều tuổi.) Bao nhiêu tuổi? (Sáu mươi tuổi.) Sáu mươi tuổi? (Dạ, có được không ạ?) Nhưng bác vẫn làm việc với bản tin, với Truyền Hình Vô Thượng Sư chứ? (Con thích làm việc cho Truyền Hình Vô Thượng Sư.) Ừ. Giống nhau mà. (Nhưng con không có tài. Con không biết nói tiếng Anh.) Talent [tài năng] hay “talon” [móng vuốt]! (Con không biết nói tiếng Anh.) Dịch, Hoa-Pháp, Pháp-Hoa? (Dạ, dịch Pháp-Hoa thì được.) Được! Nhưng không cần. (Nhưng Truyền Hình Vô Thượng Sư, họ cần tiếng Hoa không ạ?) Không, không cần. (Thành ra con nói, bây giờ con rảnh, vì con không còn làm việc, con đã về hưu... nhưng con nhiều tuổi rồi, và con không có tài.) Bác có thể làm gì ngoài việc “không có tài”? (Con không biết lái xe, con hối tiếc lắm. Bởi vì khi còn trẻ, con từng nói với bản thân là con sống rất đơn giản, nên con không cần phải lái xe,) Tôi hiểu. (không cần mua một căn nhà đẹp. Con chỉ làm việc theo cách đó.) Bác nghĩ bác chưa sẵn sàng, nên bác phải giữ cách đó.
(Bây giờ con tự nhủ, Sư Phụ có nhiều đệ tử, nhưng những người trẻ tuổi có vấn đề của họ – có con cái, có gia đình và cha mẹ, người lớn.) Đúng, đúng rồi. (Nhưng giờ thì con rảnh.) Bác không có con? (Dạ, con có con trai, và cháu sống ở Trung Quốc. Cháu trưởng thành rồi. 32 tuổi rồi. Cháu không cần con nữa. Ba mẹ con đã mất rồi.) Hãy vui vẻ. (Bây giờ, con chỉ có một mình ở Pháp. Con nghĩ: “Nhưng mình có điều kiện tốt”. Ví dụ, con vẫn có thời gian.) Đúng. (Con vẫn còn khỏe, nhưng con hối tiếc vì...) Già rồi. Tôi và bác. Cả hai chúng ta đều già rồi. (Con rất tiếc vì đã không học lái xe.) Bác cũng không biết lái xe? Quả thực là không có tài. (Thành ra con nói, trời ơi, mình là....) (Bác ấy là một đầu bếp giỏi. Bác ấy nấu ăn ngon.) Bác ấy nấu ăn ngon à? (Con nấu, nhưng chỉ vài món thôi.) (Bác ấy trang trí rất giỏi.) Trang trí? (Trang trí, mấy chuyện nhỏ, không phải chuyện gì vĩ đại.) (Bác ấy làm việc cho trung tâm rất nhiều. Bác ấy nói không làm gì, chứ bác làm rất nhiều cho trung tâm.) (Dạ không, chỉ mấy chuyện nhỏ thôi.) Cho gì? (Cho Trung tâm ở Paris.) Ồ, cho Trung tâm. Thế là đủ rồi! (Dạ đủ.) Nếu bác làm cho Trung tâm… Trung tâm ở Paris thì cũng làm việc cho chúng tôi, cho chính chúng tôi. (Dạ. Con thấy tất cả các anh chị em đồng tu từ Trung tâm Paris, từ nước Pháp, họ sẵn sàng làm việc cho Sư Phụ, cho…) Trên hết, bác phải rất thành tâm. (…cho Truyền Hình Vô Thượng Sư. Và họ làm việc rất nhiều.) Bác biết làm vườn không? (Làm vườn là việc của cô ấy. Cô ấy là chuyên gia.) Cô ấy làm liệu pháp tự nhiên. (Nhưng con thích làm vườn.) À, được, được. (Nhưng con có thể học. Nếu Sư Phụ cần, con sẽ học từ cô ấy.) Không cần. Công việc là cắt lá. Cắt và rửa. Tôi không cần nhiều. (Dạ.)
Nếu không, hoặc nếu... (Truyền Hình Vô Thượng Sư.) Không, bây giờ tôi có căn nhà nhỏ. Ngay cả khi tôi cần ai đó, thì cũng không có chỗ [ở]. Bác không thể ở trong... lều. (Lều.) Lúc nào cũng ở trong lều. Lạnh, trời lạnh. (Thật đáng tiếc.) Đáng tiếc hả? (Thật đáng tiếc vì con đã muốn làm việc từ lâu, chẳng hạn như ở Miaoli [Miêu Lật], con đã không thể.) Bác có thể hỏi xem ở đó họ có cần bác không. Có lẽ bác có thể. (Miaoli hay là...?) Miaoli. (Miaoli, dạ, vâng.) Hoặc có lẽ ở LA (Los Angeles) (Truyền Hình Vô Thượng Sư), đôi khi. Không biết nữa. (Dạ.) Bác phải hỏi cả hai [nơi] xem họ có cần người có tài như bác không. Có lẽ, hiểu không? (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Bác con giáp gì? (Dạ Tuất.) Tuất! “Quoạc, quoạc”. À, không. “Gâu gâu” chứ. Tuất phải không? (Tuất, dạ vâng.) Bác không thể lái xe, bác không thể... (Dạ, đó là vấn đề.) ...làm vườn, bác không thể làm việc này, bác không thể làm việc kia. Tôi cũng không làm gì được. Thành ra tôi cần một người biết lái xe. Nếu tôi có thể lái, thì bác có thể đến, nhưng tôi cũng không thể lái.
(Thưa Sư Phụ, con có một câu hỏi. Khoảng bốn tháng trước, con bị bệnh. Nên con thiền 24 tiếng một ngày. Lúc đó con có thể thiền 24 tiếng một ngày ở nhà. Nhưng khi bình phục, con lại không thiền như vậy được nữa.) Không thiền như vậy được nữa. (Dạ, không được nữa. Con ráng thiền như thế ở nhà.) Vậy à? ([Nhưng] không thể. Thưa, con muốn biết tại sao con không thể thiền được.) Có lẽ vì lúc đó anh cần, nên Lực lượng Minh Sư đã giúp anh, hỗ trợ anh. Bây giờ, anh phải tự lực thiền. Nhưng không sao; cứ thiền càng nhiều càng tốt. Bây giờ, anh đã bình phục, không gì phải vội. (Trong khoảng thời gian đó, con cảm thấy thời gian trôi nhanh.) Tôi hiểu. (Thời gian lúc đó trôi qua rất nhanh. Bây giờ con phải tự lực, thời gian trôi qua rất chậm.) Thật sao? (Con không thể thiền tốt.) Đúng, đúng rồi. Vậy sao không thiền cùng mọi người ở Trung tâm? (Dạ ở Trung tâm thì được.) [Thời gian] cũng trôi rất chậm, không nhanh hả? (Nhưng ở nhà thì thiền không tốt lắm.) Thôi thì đến Trung tâm. Thiền với mọi người nhé? Lúc nào đi được thì đi. Ở nhà, ráng thiền nhiều nhất có thể. (Dạ, xin cảm ơn Sư Phụ.)